Phẫu thuật tuyến giáp là phương pháp điều trị bệnh lý tuyến giáp phổ biến. Bài viết ngắn dưới đây sẽ thông tin đến bạn các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp cũng như ưu nhược điểm của nó.
Phẫu thuật tuyến giáp khi nào?
(Phẫu thuật tuyến giáp) – Sau khi thăm khám và thực hiện các xét nghiệm cần thiết, bác sĩ sẽ cân nhắc chỉ định phẫu thuật tuyến giáp với các trường hợp sau:
- Khối u tuyến giáp/bướu giáp quá lớn gây chèn ép khiến khó nuốt, khó thở, gây mất thẩm mỹ;
- Bướu Basedow không đáp ứng điều trị thuốc;
- Basedow biến chứng lồi mắt ác tính;
- Bướu giáp nhân nguy cơ ung thư cao.
Các phương pháp phẫu thuật tuyến giáp
Phẫu thuật mổ mở
Là phương pháp can thiệp với đường mổ mở tiếp cận trực tiếp tuyến giáp và vùng lân cận để cắt toàn bộ hoặc cắt thùy và eo giáp tùy từng trường hợp cụ thể.
Thông thường, bác sĩ sẽ cố gắng để đường mổ ở vị trí thấp, gọn nhất trùng với nếp lằn ở cổ. Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết phải vét hạch rộng có thể phải mổ rộng đường mổ sang hai bên.
Phương pháp này có ưu điểm tiếp cận trực tiếp tuyến giáp, bộc lộ phẫu tích thuận lợi, có thể mở rộng đường mổ khi cần thiết để lấy trọn vẹn tổn thương. Tuy nhiên, nhược điểm là để lại vùng sẹo ngang ở cổ, một số trường hợp có thể để lại sẹo lồi co kéo mất thẩm mỹ. Ngoài ra, phương pháp mổ mở người bệnh đối mặt với các biến chứng như:
- Khàn tiếng, suy cận giáp thoáng qua: hồi phục dần theo thời gian;
- Rò dưỡng chấp;
- Tụ máu, nhiễm khuẩn;
Phẫu thuật nội soi qua đường miệng
Phương pháp nội soi qua đường miệng, bác sĩ đưa dụng cụ và camera nội soi tiếp cận qua đường miệng (đi dưới lưỡi/đi dưới cơ trước cung răng) để tiếp cận cắt bỏ tuyến giáp.
Với phương pháp này, người bệnh có thể vận động sau phẫu thuật 4 tiếng, ăn thức ăn mềm và vệ sinh cá nhân sau 6 giờ đồng hồ. Người bệnh sử dụng kháng sinh và vệ sinh răng miệng 3 lần/ngày trong 5 – 7 ngày tiếp đó.
Kỹ thuật mổ nội soi không để lại sẹo vùng cổ và thời gian phục hồi nhanh hơn so với mổ mở. Tuy nhiên, kỹ thuật khó đòi hỏi bác sĩ có trình độ tay nghề cao. Đặc biệt, với trường mổ hẹp sẽ khó tiến hành vét hạch rộng rãi (trong trường hợp ung thư) và dễ bỏ sót tổn thương (trong trường hợp không cắt toàn bộ tuyến giáp).
Với phương pháp này, bên cạnh một số biến chứng tương tự như phẫu thuật mổ mở thì người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng như:
- Tổn thương thần kinh cằm gây mất cảm giác môi và lưỡi (kéo dài 1-2 tuần sau đó tự hồi phục);
- Nhiễm khuẩn tạo đường hầm vùng cổ;
- Sưng nề vùng hàm mặt do tụ máu: tự hồi phục khi cơ thể hấp thu phần máu tụ.
- Ngoài ra, phương pháp phẫu thuật nội soi có thể tiến hành qua đường nách và ngực.
Hiện nay, với bệnh u tuyến giáp lành tính đã có phương pháp điều trị ít xâm lấn, không cần phẫu thuật nhưng mang lại hiệu quả tối ưu, không để lại sẹo. Đó là phương pháp đốt sóng cao tần RFA. Với phương pháp này, người bệnh hồi phục nhanh sau điều trị, bảo toàn tối đa chức năng tuyến giáp, tránh biến chứng suy giáp, đặc biệt người bệnh không cần nằm viện, ra về ngay trong ngày. Đây được xem là giải pháp tối ưu trong điều trị u giáp lành tính, giúp tiết kiệm chi phí, thời gian cho người bệnh.
>>>>> Tìm hiểu về phương pháp Đốt sóng cao tần u tuyến giáp
Nếu còn bất kỳ câu hỏi cần được tư vấn, hãy GỬI THÔNG TIN/KẾT QUẢ KHÁM để được bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng tư vấn, giải đáp miễn phí.
Hotline BS. Hoàng: 088 888 7997 – 0983 287 671;
Hotline đặt lịch – tư vấn: 0989 815 757;
(Tham khảo thông tin tại FANPAGE bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng).
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh u tuyến giáp, phương pháp điều trị đốt SÓNG CAO TẦN (RFA), đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ NGUYỄN KHẮC HOÀNG, Anh/Chị vui lòng liên lạc theo số
Hotline: 0989 81 5757 – 088 888 7997 – 0983 287 671
hoặc để lại thông tin để bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!