Trang chủ » Bệnh tuyến giáp: Nên ăn ít hay nhiều thực phẩm giàu i-ốt?

Bệnh tuyến giáp: Nên ăn ít hay nhiều thực phẩm giàu i-ốt?

Thiếu i-ốt là một trong những nguyên nhân dẫn đến các bệnh lý tuyến giáp. Tuy nhiên, không phải bệnh tuyến giáp nào cũng nên bổ sung i-ốt. Vậy, bệnh tuyến giáp nên ăn ít hay nhiều thực phẩm giàu i-ốt? Hãy thử tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Sai lầm trong chế độ dinh dưỡng

Không ít người bệnh cường giáp do không hiểu rõ về bệnh lý nên đã tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu i-ốt trong chế độ ăn. Hệ quả của chế độ dinh dưỡng khiến tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.

Bệnh tuyến giáp: Nên ăn ít hay nhiều thực phẩm giàu i-ốt?
Thiếu i-ốt là một nguyên nhân gây bệnh lý tuyến giáp

Ngược lại, người bệnh suy giáp, bướu giáp lại không chú trọng vấn đề bổ sung i-ốt trong chế độ ăn. Điều này khiến quá trình điều trị bệnh gặp nhiều khó khăn và không đạt kết quả mong muốn.

>>>> Sai lầm trong chế độ ăn của người bệnh tuyến giáp 

Vì thế, người bệnh cần tìm hiểu rõ bệnh lý tuyến giáp mắc phải và tham vấn ý kiến bác sĩ để có được chế độ dinh dưỡng phù hợp với sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Bệnh cường giáp kiêng i-ốt

Thực phẩm giàu i-ốt là nhóm thực phẩm đầu tiên người bệnh cường giáp cần loại bỏ khỏi thực đơn dinh dưỡng. Bởi i-ốt sẽ làm tăng hoạt động của tuyến giáp thúc đẩy tình trạng cường giáp nặng lên. Do đó, người bệnh cần kiêng muối i-ốt, hải sản, tảo/rong biển,…

Bệnh tuyến giáp: Nên ăn ít hay nhiều thực phẩm giàu i-ốt?
Người bệnh cường giáp cần kiêng i-ốt

Người bệnh cường giáp cần bổ sung calorie, rau củ cải, các loại quả giàu chất chống oxy hóa, đạm thực vật, sữa và chế phẩm từ sữa,… Ngoài ra, cần bổ sung vitamin & khoáng chất như Kẽm, Magie, Vitamin B6, Vitamin A, Vitamin E, Vitamin C….

Bệnh suy giáp bổ sung i-ốt

Với người bệnh suy giáp, bướu giáp đơn thuần cần bổ sung i-ốt từ các thực phẩm giàu i-ốt như muối i-ốt, hải sản, rong biển, trứng, nho,… Và nên bổ sung các Vitamin và khoáng chất cần thiết cho quá trình sản xuất hóc-môn tuyến giáp như Vitamin A, Kẽm, Magie, Đồng, Sắt,…

Bệnh tuyến giáp: Nên ăn ít hay nhiều thực phẩm giàu i-ốt?
Bổ sung thực phẩm giàu i-ốt với bệnh lý suy giáp

Người bệnh lưu ý thực phẩm họ cải, đậu nành và chế phẩm từ đậu nành,…vì chúng chứa nhiều hợp chất ngăn cản quá trình tổng hợp và sản xuất hóc-môn tuyến giáp.

Một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân đối sẽ giúp kiểm soát các triệu chứng bệnh lý tuyến giáp và cải thiện sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, nếu bệnh lý tuyến giáp không được phát hiện kịp thời và kiểm soát đúng cách sẽ gây ra những biến chứng nguy hiểm. Vì thế, người bệnh tuyến giáp cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để khám và điều trị đúng cách. Và đừng quên hỏi ý kiến bác sĩ về chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý và sức khỏe của bản thân.

Như vậy, khi xây dựng thực đơn dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp cần nắm rõ bệnh lý để biết nên kiêng hay cần bổ sung thực phẩm giàu i-ốt. Thực hiện một chế độ dinh dưỡng nghiêm ngặt và tập luyện phù hợp sẽ giúp cải thiện triệu chứng bệnh và hỗ trợ quá trình điều trị có kết quả tốt nhất.

Nếu còn bất kỳ câu hỏi cần được tư vấn, hãy  GỬI THÔNG TIN/KẾT QUẢ KHÁM để được bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng tư vấn, giải đáp miễn phí.

Hotline BS. Hoàng: 088 888 7997 – 0983 287 671;
Hotline đặt lịch – tư vấn: 0989 815 757;
(Tham khảo thông tin tại FANPAGE bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng).

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh u tuyến giáp, phương pháp điều trị đốt SÓNG CAO TẦN (RFA), đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ NGUYỄN KHẮC HOÀNG, Anh/Chị vui lòng liên lạc theo số

Hotline: 0989 81 5757 – 088 888 7997 – 0983 287 671

hoặc để lại thông tin để bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!