Sự khác biệt về mặt giải phẫu cũng như nhiệm vụ sinh lý khiến tỷ lệ nữ giới mắc bệnh lý tuyến giáp cao hơn nam giới nhiều lần.
Trong cuộc đời của mình, cơ thể nữ giới sẽ trải qua nhiều cột mốc biến động về nội tiết tố hơn so với nam giới. Những biến động này chính là một phần nguyên nhân khiến nữ giới mắc bệnh tuyến giáp nhiều hơn.
Các giai đoạn thay đổi nội tiết tố ở nữ giới
Tuổi dậy thì, chu kỳ kinh nguyệt
Sự thay đổi nội tiết tố trong giai đoạn này có tác động qua lại và ảnh hưởng mật thiết với hóc-môn tuyến giáp. Nhu cầu hóc-môn tuyến giáp rất lớn để đảm bảo sự phát triển tuổi dậy thì . Vì vậy là tuyến giáp tăng kích thước để giữ lấy nhiều I-ốt sản sinh nhiều hóc-môn hơn. Nếu chế độ ăn không cung cấp đủ I-ốt cho tuyến giáp thì nó sẽ phình to ra tạo nên bướu giáp.
Mang thai, sinh con, cho con bú
Thay đổi về hóc-môn
Phụ nữ mang thai cơ thể sẽ sản sinh ra hai hóc – môn chính là: βhCG (human chorionic gonadotropin) và estrogen.
3 tháng đầu thai kỳ, tăng βhCG có thể làm giảm nhẹ hóc môn TSH (hóc môn kích thích giáp trạng), lúc này gọi là cường giáp cận lâm sàng. TSH sẽ tăng trở lại ở giai đoạn sau của thai kỳ.
Hóc-môn sinh dục nữ Estrogen làm tăng hóc-môn tuyến giáp gắn protein trong huyết thanh. Tuy nhiên, hóc-môn tuyến giáp tự do (FT3, FT4) không tăng, không ảnh hưởng đến chức năng tuyến giáp. Vì thế, chức năng tuyến giáp vẫn bình thường nếu TSH, FT3 và FT4 bình thường.
Thay đổi về kích thước
Khi mang thai một số thai phụ có thể có thay đổi về kích thước tuyến giáp, lớn hơn khoảng 10- 15% (gọi là bướu cổ). Khi gặp tình trạng này, thai phụ cần gặp bác sĩ để được tư vấn và làm xét nghiệm chức năng tuyến giáp.
Thời kỳ mãn kinh
Đây là nhóm đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh lý tuyến giáp. Các tiềm ẩn về bệnh lý tuyến giáp trong suốt thời gian qua có thể bùng phát ở người mãn kinh.
Cùng với các yếu tố như tuổi tác, sự thay đổi nội tiết tố, chế độ ăn thiếu khoa học có thể gây nên bệnh lý tuyến giáp ở nhóm đối tượng này.
Yếu tố nguy cơ khác
- Sử dụng thuốc tránh thai, thuốc an thần, liệu pháp hóc-môn điều tiết;
- Tình trạng lo âu, mất ngủ, áp lực cuộc sống,… khiến nội tiết tố thay đổi cũng làm tăng nguy cơ dẫn đến bệnh về tuyến giáp;
- Suy giảm hệ miễn dịch kéo theo sự thay đổi hóc-môn trong cơ thể, tăng nguy cơ mắc bệnh;
- Tiền sử gia đình mắc bệnh tuyến giáp, đặc biệt ung thư tuyến giáp làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở thế hệ sau, đặc biệt là nữ giới;
- Từng phẫu thuật, xạ trị ảnh hưởng tới tuyến giáp.
Cách phòng ngừa bệnh lý tuyến giáp
- Dinh dưỡng hợp lý, lựa chọn các thực phẩm tốt cho tuyến giáp như rau xanh lá, các loại hạt, hoa quả,… Hạn chế thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn,…
- Chế độ ăn đầy đủ I-ốt giúp đảm bảo cung cấp đủ đảm nguyên liệu cho tuyến giáp sản sinh hóc-môn và phòng bệnh tuyến giáp. Đặc biệt, phụ nữ mang thai cần chú ý bổ sung i-ốt để phòng ngừa nguy cơ biến chứng thai kỳ và thai nhi phát triển trí tuệ.
- Thói quen tập luyện thể dục giúp cơ thể khỏe mạnh, dẻo dai, ngăn ngừa bệnh tuyến giáp.
Tầm soát bệnh lý tuyến giáp
Kiểm tra sức khỏe định kỳ hàng năm 6 tháng/lần, đặc biệt là thăm khám tuyến giáp được khuyến khích cho cả nam và nữ (nhất là phụ nữ từ 20 tuổi trở lên).
Khi có các triệu chứng bất thường, đặc biệt ở vùng cổ như cổ sưng to, nuốt nghẹn, khó thở,… cần khám ngay để có thể phát hiện bệnh lý tuyến giáp.
Bệnh lý tuyến giáp là bệnh thường gặp ở nữ giới, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cũng như thẩm mỹ. Vì thế, việc tầm soát, sàng lọc sớm sẽ giúp phát hiện sớm bệnh lý tuyến giáp để điều trị triệt để, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh u tuyến giáp, phương pháp điều trị đốt SÓNG CAO TẦN (RFA), đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ NGUYỄN KHẮC HOÀNG, Anh/Chị vui lòng liên lạc theo số
Hotline: 0989 81 5757 – 088 888 7997 – 0983 287 671
hoặc để lại thông tin để bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!