Trang chủ » Bệnh u tuyến giáp có lây không?

Bệnh u tuyến giáp có lây không?

U tuyến giáp có lây không là băn khoăn của rất nhiều người, một phần vì u tuyến giáp dễ nhận thấy qua bướu giáp phình to ở cổ, một phần do người trong gia đình thường bị mắc bệnh cùng nhau. Vậy thật sự thì u tuyến giáp có lây không? Bài viết sau sẽ giải đáp thắc mắc này cho bạn.

1. U tuyến giáp là bệnh gì?

U tuyến giáp là trường hợp tuyến giáp có một khối u, thường nằm ở một bên cổ. Nhân giáp có thể là đơn nhân hoặc đa nhân, lành tính hoặc ác tính. Phần lớn u tuyến giáp là u lành tính, một số ít là u ác tính (ung thư tuyến giáp). Tuy nhiên dù là trường hợp nào thì căn bệnh này cũng mang đến nhiều phiền toái. Bướu giáp ở cổ phình to ra gây bất lợi về mặt thẩm mỹ, nếu bướu kích thước lớn sẽ gây chèn ép lên các bộ phận khác, khiến hô hấp và giao tiếp khó khăn, lâu dần cũng gây ra nhiều biến chứng khác như viêm tuyến giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp, ung thư tuyến giáp,…

2. Nguyên nhân gây ra u tuyến giáp

Nhiều người không hiểu rõ và thường hoang mang không biết u tuyến giáp có lây không. Để giải đáp được câu hỏi này, bạn cần hiểu về nguyên nhân gây bệnh.
Hiện nay nguyên nhân gây u tuyến giáp vẫn chưa được xác định rõ ràng. Tuy nhiên những yếu tố sau được xác định là yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh:

  • Yếu tố di truyền: Có tiền sử thành viên trong gia đình từng mắc u tuyến giáp. Nguyên nhân do di truyền dẫn đến hiện tượng trong một nhà, khi có người mắc bệnh u tuyến giáp thì người thân cận huyết có khả năng cao mắc bệnh này hơn so với người bình thường.
  • Giới tính, tuổi tác: Tỷ lệ mắc bệnh ở nữ giới cao gấp 5 lần so với nam giới và nguy cơ tăng dần theo độ tuổi.
  • Do thiếu hụt Iốt trong khẩu phần ăn hàng ngày: Iốt là nguyên tố vi lượng không thể thiếu trong việc tổng hợp các hormone tuyến giáp. Do đó nếu cơ thể thiếu hụt iốt, tuyến giáp sẽ có phản ứng tự nhiên là bắt giữ iốt có trong máu nhằm tổng hợp lượng hormone còn thiếu cho cơ thể. Theo đó, tuyến giáp sẽ tự động to ra để có thể lưu trữ được nhiều iốt nhất có thể.
  • Do môi trường: Những người từng tiếp xúc với bức xạ do tình cờ bị phơi nhiễm hoặc do điều trị chiếu xạ vùng cổ,… có nguy cơ mắc u tuyến giáp cao hơn bình thường.
  • Do hormone cơ thể biến đổi: Chức năng chính của tuyến giáp là sản sinh hormon điều tiết các hoạt động của cơ thể. Do đó, khi hormon cơ thể biến đổi sẽ có sự ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tuyến giáp, khiến bộ phận này mắc bệnh.
  • Do rối loạn đáp ứng tự miễn dịch: cơ thể sinh ra tự kháng thể chống lại bản thân

3. Bệnh u tuyến giáp có lây không?

U tuyến giáp là căn bệnh thuộc nhóm không lây nhiễm

U tuyến giáp là căn bệnh thuộc nhóm không lây nhiễm và hoàn toàn không lây lan qua đường tiếp xúc thông thường. Đã từng có nhiều người hiểu sai về căn bệnh này, dẫn đến nhiều trường hợp kỳ thị không đáng có. Hiện tượng người thân cận huyết khi đã mắc bệnh u tuyến giáp thì người còn lại có khả năng mắc căn bệnh này đều là do di truyền. Do đó, nếu trong gia đình từng có người mắc bệnh thì các thành viên khác nên có sự kiểm tra sức khỏe định kỳ để phát hiện nhanh chóng và ngăn chặn kịp thời nếu có.
Như vậy, bạn không cần phải lo lắng khi tiếp xúc với bệnh nhân u tuyến giáp. Đồng thời, hãy ghi nhớ phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Hãy xây dựng cho mình một lối sống lành mạnh, và nhớ kiểm tra sức khỏe định kì bạn nhé!

Phát hiện sớm U tuyến giáp đề điều trị dứt điểm

U tuyến giáp có thể điều trị dứt điểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng cách. Chính vì thế khi thấy các biểu hiện đáng ngờ của bệnh nên đi khám chuyên khoa ngay. Hiện tại, Phòng khám Bướu Nhân Tuyến Giáp Dr.Hoàng đang có chương trình MIỄN PHÍ tầm soát U tuyến giáp cho toàn bộ bệnh nhân liên hệ với Hotline dưới đây.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh u tuyến giáp, phương pháp điều trị đốt SÓNG CAO TẦN (RFA), đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ NGUYỄN KHẮC HOÀNG, Anh/Chị vui lòng liên lạc theo số

Hotline: 0989 81 5757 – 088 888 7997 – 0983 287 671

hoặc để lại thông tin để bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!