Trang chủ » Chế độ ăn kiêng i-ốt dành cho người bệnh tuyến giáp

Chế độ ăn kiêng i-ốt dành cho người bệnh tuyến giáp

Chế độ ăn kiêng i-ốt như thế nào luôn là nỗi trăn trở của những người bệnh tuyến giáp (cường giáp, ung thư tuyến giáp). Để tránh những sai lầm trong chế độ ăn kiêng, người bệnh cần tuân thủ nghiêm chỉ định của bác sĩ và biết cách lắng nghe cơ thể để có sự điều chỉnh phù hợp.

Xây dựng chế độ ăn đủ dinh dưỡng

Căn cứ vào tình trạng bệnh lý và thể trạng bệnh nhân mà bác sĩ sẽ tư vấn chế độ ăn bổ sung I-ốt hoặc kiêng I-ốt khi điều trị tuyến giáp. Và người bệnh cường giáp và ung thư tuyến giáp tuân thủ chế độ ăn kiêng I-ốt là điều cần thiết, đặc biệt ở giai đoạn chuẩn bị điều trị I-ốt phóng xạ. Đây thực sự là một bài toán khó khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh.

Chế độ ăn kiêng i-ốt dành cho người bệnh tuyến giáp
Thực hiện chế độ ăn kiêng i-ốt trước 2 tuần điều trị i-ốt phóng xạ

Và thực tế, chế độ ăn kiêng i-ốt đối với người bệnh tuyến giáp không dễ thực hiện. Bởi họ vừa phải tuân thủ nghiêm các chỉ định liều lượng nhưng lại cần đảm bảo cân đối dinh dưỡng. Trong khi đó việc ghi nhớ hay phân biệt các thực phẩm giàu i-ốt đôi khi cũng là một thử thách. Thế nên, không ít người bệnh đã nản lòng bởi chế độ ăn kiêng đòi hỏi sự nghiêm ngặt này.

Làm sao ăn kiêng i-ốt hiệu quả?

Theo Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến cáo, bệnh nhân cần kiêng i-ốt 2 tuần trước khi điều trị I-ốt phóng xạ. Và hàm lượng i-ốt trong khẩu phần ăn ở mức thấp không quá 50mcg/ngày. Chế độ ăn kiêng này mục đích giúp tuyến giáp dễ dàng tiếp nhận i-ốt phóng xạ hơn để tăng cường hiệu quả điều trị.

Chế độ ăn kiêng i-ốt dành cho người bệnh tuyến giáp
Người bệnh nên tránh các thực phẩm chứa i-ốt

Để thực hiện chế độ ăn kiêng i-ốt hiệu quả, bạn cần tránh những thực phẩm giàu i-ốt sau:

  • Muối i-ốt;
  • Rong biển;
  • Hải sản;
  • Lòng đỏ trứng;
  • Thực phẩm đóng hộp;
  • Bánh kẹo;
  • Trái cây sấy khô;…
  • Các loại vitamin tổng hợp có chứa i – ốt (Bạn cũng cần đọc kỹ thành phần các loại vitamin);
  • Sữa hoặc chế phẩm phẩm từ sữa: kem, bơ, sữa chua,…;
  • Hạn chế ăn mì, phở, bún;
  • Hạn chế ăn thịt bò, gà công nghiệp.

Và bạn nên bổ sung các thực phẩm lành mạnh, giàu vitamin khoáng chất như:

  • Ngũ cốc;
  • Trái cây tươi;
  • Các loại hạt;
  • Dầu thực vật;
  • Thực phẩm hữu cơ;…
Chế độ ăn kiêng i-ốt dành cho người bệnh tuyến giáp
Ưu tiên các loại trái cây tươi, các loại hạt

Hãy bắt đầu làm quen với chế độ ăn kiêng một cách từ từ, có kiểm soát, ưu tiên những thực phẩm hữu cơ lành mạnh. Bởi sự giới hạn thực phẩm quen thuộc sẽ khiến bạn cảm thấy khó ăn, ăn không ngon miệng. Để đảm bảo dinh dưỡng hãy ăn đa dạng các loại thực phẩm, thay đổi cách chế biến, trang trí để tạo cảm giác ngon miệng. Và đừng quên duy trì thói quen ăn đủ bữa, không kiêng khem quá mức để đảm bảo đủ dinh dưỡng cho sức khỏe tổng thể.

Chế độ ăn kiêng i-ốt sẽ rất khó khăn đối với cả người bệnh lẫn người chăm sóc. Thế nên, khi bắt đầu chế độ ăn kiêng cần sự kiên trì và chuẩn bị sẵn tâm lý để có động lực thực hiện. Và nếu gặp khó khăn hãy hỏi ý kiến bác sĩ điều trị để có giải pháp hỗ trợ dinh dưỡng tốt nhất đảm bảo cho quá trình ăn kiêng i-ốt đạt hiệu quả tốt nhất. Nếu còn bất kỳ câu hỏi cần được tư vấn, hãy  GỬI THÔNG TIN/KẾT QUẢ KHÁM để được bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng tư vấn, giải đáp miễn phí.

Hotline BS. Hoàng: 088 888 7997 – 0983 287 671;
Hotline đặt lịch – tư vấn: 0989 815 757;
(Tham khảo thông tin tại FANPAGE bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng).

 

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH

Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh u tuyến giáp, phương pháp điều trị đốt SÓNG CAO TẦN (RFA), đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ NGUYỄN KHẮC HOÀNG, Anh/Chị vui lòng liên lạc theo số

Hotline: 0989 81 5757 – 088 888 7997 – 0983 287 671

hoặc để lại thông tin để bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!