Để chẩn đoán bướu cổ thì cần phương pháp nào và ai có nguy cơ cao dễ bị bệnh bướu cổ. Hãy tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây để được giải đáp những thắc mắc nhé!
Bướu cổ là gì?
(Chẩn đoán bướu cổ) – Bướu cổ là bệnh lý tuyến giáp phổ biến, tỷ lệ nữ giới mắc bệnh cao gấp 5 lần nam giới. Đây là tổn thương dạng khối nằm trong tuyến giáp. Đa phần là bướu nhân lành tính, chỉ có một tỉ lệ nhỏ là ác tính.
Dù là lành tính nhưng bệnh cũng có thể gây ra rất nhiều phiền toái. Nếu khối u lớn sẽ gây mất thẩm mỹ, có khả năng chèn ép khiến khó thở, khàn giọng, nuốt vướng,… Ngoài ra, u giáp lành tính lâu ngày có thể gây biến chứng viêm giáp, rối loạn chức năng tuyến giáp.
Yếu tố nguy cơ
Những đối tượng có nguy cơ cao mắc bướu cổ gồm:
- Không thường xuyên sử dụng thực phẩm giàu i-ốt, đặc biệt là ở khu vực miền núi;
- Đối tượng có nhu cầu hóc-môn tuyến giáp cao như trẻ em tuổi dậy thì, phụ nữ có thai hoặc cho con bú;
- Mắc bệnh mãn tính như viêm đại tràng, tiêu chảy kéo dài, suy thận,… khiến ảnh hưởng đến hấp thu và đào thải i-ốt;
- Có tiền sử mắc bệnh lý về tuyến giáp như rối loạn tuyến giáp tự miễn, nhiễm trùng,…
- Gia đình có người mắc bướu cổ hoặc bệnh lý tuyến giáp;
- Sau điều trị các bệnh lý tâm thần;
Dấu hiệu của bướu cổ
Bệnh bướu cổ tùy thuộc vào cơ địa của từng người mà kích thước khác nhau. Đa số có kích thước nhỏ và không gây ra bất kỳ triệu chứng nào.
Một số trường hợp, bệnh bướu cổ có thể gây ra các triệu chứng khó chịu như:
- Ho;
- Khản đặc giọng;
- Khó nuốt, cảm giác như bị thắt chặt vùng hầu họng;
- Khó thở đi kèm âm thanh khò khè;
Khi có các dấu hiệu nghi ngờ, người bệnh cần đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm.
Chẩn đoán bướu cổ
Để chẩn đoán bướu cổ, bác sĩ sẽ thăm khám trực tiếp vùng cổ để kiểm tra xem có bất thường nào tại vùng cổ không.
Sau đó, bác sĩ sẽ chỉ định cận lâm sàng như:
- Siêu âm tuyến giáp: để đánh giá về kích thước, hình thể của tuyến giáp; phát hiện sự thay đổi về hình dạng cấu trúc tuyến giáp.
- Các xét nghiệm chức năng tuyến giáp: đánh giá nồng độ của một số hormone trong máu của bạn. Nồng độ nếu thấp hoặc cao hơn so với mức bình thường đều có thể liên quan đến bệnh bướu cổ.
- Trong trường hợp cần thiết, bác sĩ chỉ định thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu để chẩn đoán chính xác tình trạng bướu cổ như sinh thiết bướu giáp để khẳng định bướu lành hay bướu ác tính;… Xạ hình tuyến giáp cho phép đánh giá hình ảnh chức năng của bướu cổ một cách toàn diện đồng thời giúp phát hiện ung thư tuyến giáp ở giai đoạn sớm.
Bệnh lý tuyến giáp mặc dù đa phần lành tính, nhưng người bệnh không được chủ quan hoặc tự ý chữa bệnh tuyến giáp tại nhà. Khi có dấu hiệu nghi ngờ cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị đúng cách.
Nếu còn bất kỳ câu hỏi cần được tư vấn, hãy GỬI THÔNG TIN/KẾT QUẢ KHÁM để được bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng tư vấn, giải đáp miễn phí.
Hotline BS. Hoàng: 088 888 7997 – 0983 287 671;
Hotline đặt lịch – tư vấn: 0989 815 757;
(Tham khảo thông tin tại FANPAGE bác sĩ Nguyễn Khắc Hoàng).
ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ ĐẶT LỊCH
Để biết thêm thông tin chi tiết về bệnh u tuyến giáp, phương pháp điều trị đốt SÓNG CAO TẦN (RFA), đặt lịch khám và điều trị với bác sĩ NGUYỄN KHẮC HOÀNG, Anh/Chị vui lòng liên lạc theo số
Hotline: 0989 81 5757 – 088 888 7997 – 0983 287 671
hoặc để lại thông tin để bác sĩ hỗ trợ nhanh nhất!